Giới thiệu gốm cổ Chu Đậu

Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, cách Thành phố Hải Dương 16 km về phía Tây Bắc.

Gốm Chu Đậu được sản xuất cách đây hơn 550 năm và nổi tiếng trên thế giới thông qua cuộc bán đấu giá gốm cổ quốc tế.Cổ vật có giá trị nhất là chiếc bình gốm men trắng, hoa lam, dáng bình củ tỏi, cao 54 cm được trang trí hoa sen và cúc dây do nghệ nhân họ Bùi người Chu Đậu vẽ vào năm 1450. Hiện nay, chiếc bình gốm này được lưu giữ tại bảo tàng Topkapi Saray ( Istambun – Thổ Nhĩ Kỳ ) được bảo hiểm với số tiền 1 triệu USD và nhiều hiện vật quý hiếm khác đang được lưu giữ tại 46 bảo tàng quốc gia trên thế giới, trong đó có 22.000 cổ vật được lưu giữ tại bảo tàng Hải Dương.

 

 

Năm 1983, các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và xác định: Khu vực Chu Đậu là nơi hưng thịnh của nghề gốm cách đây chừng 5 thế kỷ, ở tầng văn hóa dày 2 m, rộng 40.000 m2 có hàng chục lò gốm với liên đại cuối thế kỷ 14, phồn thịnh ở thế kỷ 15, 16. Những người thợ tài hoa đã tạo ra những tác phẩm tinh xảo, quý giá và thổi hồn thiên nhiên vào sản phẩm gốm với các màu men đa dạng, hoa văn cách điệu rất sống động tinh tế.Phong cách gốm Chu Đậu đã đưa gốm sứ Việt Nam lên đỉnh cao vinh quang nghệ thuật đương thời. Căn cứ vào những giá trị lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ học Chu Đậu đã được xếp hạng cấp quốc gia.

Trải qua một thời gian dài bị thất truyền đến nay nghề gồm Chu Đậu đã được khôi phục. Những tinh hoa văn hóa của gốm Chu Đậu cổ đã được kết tinh trong sản phẩm gốm Chu Đậu hiện đại và được lưu trữ tại 46 Bảo tàng danh tiếng thuộc 32 quốc gia trên thế giới.

Đến với Chu Đậu, du khách sẽ được khám phá các loại hình du lịch nghiên cứu khảo cổ học, du lịch làng nghề, nghệ thuật làm gốm của nền văn minh cổ xưa, trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuầt, tạo dáng, vẽ, viết chữ, ký tên lên sản phẩm và hơn thế nữa du khách sẽ được tận hưởng phong cảnh thiên nhiên thanh bình, yên ả của làng quê đồng bằng châu thổ sông Hồng giàu đẹp.

Facebook

Bình luận

*